Rẻ phải khi đèn đỏ có được không luôn là thắc mắc của nhiều người dân khi tham gia giao thông đường bộ. Hành động này không phải lúc nào cũng hợp pháp và người dân cần tuân thủ các quy định của luật giao thông.
Vậy, trường hợp nào thì người điều khiển xe ô tô, xe máy được rẻ phải khi đèn đỏ? Mức phạt vi phạm là bao nhiêu? Trường lái xe Sao Việt sẽ tổng hợp thông tin liên quan về quy định này cũng như mức phạt liên quan.
Xe máy, xe ô tô có được rẻ phải khi đèn đỏ có được không?
Theo khoản 3 Điều 10 của Luật Giao Thông đường bộ năm 2008: Khi có tín hiệu đèn giao thông màu đỏ là cấm di chuyển, do đó người điều khiển phương tiện không được phép rễ phải khi đèn đỏ.
Tuy nhiên, theo Điều 4 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ đưa ra quy định về thứ tự hiệu lực của các loại tín hiệu giao thông, bao gồm:
Thứ tự ưu tiên khi có nhiều tín hiệu giao thông là:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
- Hiệu lệnh từ đèn tín hiệu giao thông;
- Hiệu lệnh từ biển báo hiệu;
- Hiệu lệnh từ vạch kẻ đường và các ký hiệu hướng dẫn khác trên mặt đường.
Các quy định này sẽ được giới thiệu đầy đủ khi bạn đăng ký học lái xe. Trước khi tham gia giao thông, bạn cần nắm chính xác các nguyên tắc trên để tránh vi phạm.
Dựa trên các quy định này, khi gặp tín hiệu đèn đỏ các phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, người tham gia giao thông có thể rẽ phải nếu gặp hướng dẫn sau:
- Có hiệu lệnh từ người điều khiển giao thông;
- Có đèn tín hiệu hình mũi tên màu xanh cho phép rẽ phải
- Có biển báo cho phép rẽ phải;
- Có vạch kẻ đường hoặc các chỉ dẫn khác cho phép rẽ phải trước khi đến tín hiệu đèn giao thông.
Xe máy, ô tô quẹo phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu 2025?
Rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu là câu hỏi chung của nhiều người dân khi tham gia giao thông đường bộ, đặc biệt là người mới học bằng lái xe. Lỗi rẽ phải khi đèn đỏ xe máy sẽ phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định.
Ngoài mức phạt tiền, người vi phạm có thể bị xử phạt bổ sung theo Điểm b, c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi rẽ phải khi đèn đỏ mà không gây ra tai nạn.
- Nếu gây tai nạn giao thông khi rẽ phải có tín hiệu đèn đỏ, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Xem thêm: Không có bằng lái phạt bao nhiêu? Quên bằng lái phạt bao nhiêu tiền?
Những quy tắc chung cần biết khi tham gia giao thông đường bộ
Khi tham gia giao thông đường bộ, người tham gia cần tuân thủ một số quy tắc chung quan trọng để đảm bảo an toàn cho người thân và mọi người xung quanh. Cụ thể như sau:
- Người tham gia giao thông phải tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, biển báo và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Khi đèn đỏ, tất cả phương tiện phải dừng lại, nếu có biển báo được rẽ phải hoặc có hiệu lệnh từ người chỉ dẫn mới được phép quẹo phải.
- Người tham gia giao thông cần đi đúng làn đường dành cho từng loại phương tiện và không lấn làn của các phương tiện khác. Nếu muốn chuyển làn cần có tín hiệu xi nhan trước khi chuyển.
- Cần đảm bảo khoảng cách an toàn với xe phía trước, tránh va chạm trong trường hợp phanh gấp hoặc xảy ra sự cố.
- Đã bia rượu thì không lái xe.
- Người lái xe và hành khách phải đeo dây an toàn (đối với ô tô) hoặc mũ bảo hiểm ( đối với xe máy) khi tham gia giao thông.
Theo dõi: Mức lương tài xe bằng C, D, E, B2 là bao nhiêu tiền?
Lời kết
Rẻ phải khi đèn đỏ có được không là hành vi cấm, trừ khi có tín hiệu mũi tên xanh, biển báo cho phép hoặc có hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Nếu bị vi phạm lỗi rẽ phải khi đèn đỏ ô tô hay xe máy đều bị xử phạt hành chính bằng tiền hoặc có thể bị tước Giấy phép lái xe.